Những huyền thoại ly kỳ ở vùng Bảy Núi - Thất Sơn Kỳ 4: Chuyện kỳ quặc về ông Năm Chèo
Gắn với mỗi vị đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An đều có một sự tích đầy huyễn hoặc. Có nhiều chuyện còn lưu lại vật chứng, di tích như chuyện về Ông Năm Chèo. Đó là con nghiệt súc có 5 chân khác thường, lỗ mũi đỏ ké và thường xuyên khuấy phá dân lành. Người ta đồn, nó vẫn đang nằm dưới sông Vàm Nao. Kẻ nào làm việc ác sẽ bị nó ăn thịt.
Hình ảnh Ông Năm Chèo quấy phá người dân
Gắn với mỗi vị đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An đều có một sự tích đầy huyễn hoặc. Có nhiều chuyện còn lưu lại vật chứng, di tích như chuyện về Ông Năm Chèo. Đó là con nghiệt súc có 5 chân khác thường, lỗ mũi đỏ ké và thường xuyên khuấy phá dân lành. Người ta đồn, nó vẫn đang nằm dưới sông Vàm Nao. Kẻ nào làm việc ác sẽ bị nó ăn thịt.
Lấy thân kê giường cho đàn bà đẻ được biếu cá sấu Trong 12 đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An có ông Đình Tây (tức đạo sĩ Bùi Văn Tây, vị đệ tử thứ 3, được giao trông giữ ngôi đình), nuôi 1 con cá sấu có tới 5 chân. Người đời ví con sấu ấy như chiếc ghe lớn, di chuyển được nhờ 5 mái chèo nên đặt tên là Ông Năm Chèo.Bà Hồ Thị Quyên (69 tuổi, cháu cố ngoại đời thứ tư của ông Đình Tây, được giao bổn trách trông giữ ngôi mộ và những bảo vật do ông cố để lại) cho biết, đạo sĩ Bùi Văn Tây sinh ra trong một gia đình trung nông ở Năng Gù (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau khi kết hôn, ông và vợ có 2 người con. Rồi do vợ cùng 1 người con mất sớm nên ông buồn thương mà dắt người con còn lại lên vùng Thất Sơn, gặp Đức Phật Thầy xin quy y. Sau đó, bà Trần Thị Của thấy gia cảnh ấy thì động lòng thương nên kết duyên cùng ông Tây. Họ sinh được 3 người con.Bà Quyên bảo, chuyện này được lưu giữ và truyền khẩu qua nhiều đời, hoàn toàn dựa trên sự thật của gia tộc và những hiện vật đang thờ cúng. Bà kể, ông Tây được thầy (Đức Phật Thầy Tây An) giao nhiệm vụ giữ trại rẫy (nay là Đình Thới Sơn). Một bữa nọ, ông Tây được thầy gọi sang chùa Thới Sơn dặn ngày mai ông Tây về hướng đông hành thiện. Dù không biết làm việc gì nhưng vâng lời thầy, nửa khuya ông Đình đã thức, lọ mọ gói cơm trong chiếc mo cau, rồi nhắn ông Tăng Chủ trông giúp trại rẫy. Tờ mờ sáng, ông đến miệt Láng Linh (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) thì thấy một nhà nọ có nhiều người tụ tập liền dừng lại hỏi. Bà con cho biết, vợ ông Sinh đang lâm bồn trong hoàn cảnh chỉ một mình ở mái chòi giữa đồng ngập nước mênh mông. Ông Tây tức tốc máng tay nải lên cành cây, nhảy vào kê 3 chân bộ vạc (chiếc giường thời ấy). Tìm cây kê chân thứ 4 cho bộ vạc thì hết cây nên ông đã đưa vai mình làm trụ đỡ thứ tư. Lúc này, bà con đưa vợ ông Sinh lên nằm đẻ.
Lấy thân kê giường cho đàn bà đẻ được biếu cá sấu
Trong 12 đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An có ông Đình Tây (tức đạo sĩ Bùi Văn Tây, vị đệ tử thứ 3, được giao trông giữ ngôi đình), nuôi 1 con cá sấu có tới 5 chân. Người đời ví con sấu ấy như chiếc ghe lớn, di chuyển được nhờ 5 mái chèo nên đặt tên là Ông Năm Chèo.
Bà Hồ Thị Quyên (69 tuổi, cháu cố ngoại đời thứ tư của ông Đình Tây, được giao bổn trách trông giữ ngôi mộ và những bảo vật do ông cố để lại) cho biết, đạo sĩ Bùi Văn Tây sinh ra trong một gia đình trung nông ở Năng Gù (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang). Sau khi kết hôn, ông và vợ có 2 người con. Rồi do vợ cùng 1 người con mất sớm nên ông buồn thương mà dắt người con còn lại lên vùng Thất Sơn, gặp Đức Phật Thầy xin quy y. Sau đó, bà Trần Thị Của thấy gia cảnh ấy thì động lòng thương nên kết duyên cùng ông Tây. Họ sinh được 3 người con.
Bà Quyên bảo, chuyện này được lưu giữ và truyền khẩu qua nhiều đời, hoàn toàn dựa trên sự thật của gia tộc và những hiện vật đang thờ cúng. Bà kể, ông Tây được thầy (Đức Phật Thầy Tây An) giao nhiệm vụ giữ trại rẫy (nay là Đình Thới Sơn). Một bữa nọ, ông Tây được thầy gọi sang chùa Thới Sơn dặn ngày mai ông Tây về hướng đông hành thiện. Dù không biết làm việc gì nhưng vâng lời thầy, nửa khuya ông Đình đã thức, lọ mọ gói cơm trong chiếc mo cau, rồi nhắn ông Tăng Chủ trông giúp trại rẫy. Tờ mờ sáng, ông đến miệt Láng Linh (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú) thì thấy một nhà nọ có nhiều người tụ tập liền dừng lại hỏi. Bà con cho biết, vợ ông Sinh đang lâm bồn trong hoàn cảnh chỉ một mình ở mái chòi giữa đồng ngập nước mênh mông. Ông Tây tức tốc máng tay nải lên cành cây, nhảy vào kê 3 chân bộ vạc (chiếc giường thời ấy). Tìm cây kê chân thứ 4 cho bộ vạc thì hết cây nên ông đã đưa vai mình làm trụ đỡ thứ tư. Lúc này, bà con đưa vợ ông Sinh lên nằm đẻ.
Mộ ông Đình Tây
Bà mụ vườn vừa hoàn tất ca sinh, thì ông Sinh đi bắt cá ở đồng xa về tới. Ông Tây liền trách nhẹ ông Sinh sao vợ sắp sinh mà bỏ đi xa. Ông Sinh than: “Nhà nước ngập, vợ sắp sinh mà hũ gạo trong nhà thì đã vơi cạn nên phải ráng kiếm cua ốc sống qua ngày. Mãi ham bắt mà tối đến chưa hay nên về không kịp”. Trong giỏ cá mang có 1 chú cá sấu con màu sắc sặc sỡ, ông Sinh đã tặng ông Đình Tây để tỏ chút lòng tạ ơn. Thấy con cá sấu hình thù rất quái lạ, mình da bóng trơn, lỗ mũi đỏ ké, ngoài 4 chân còn có thêm cái móng đeo (móng dư ra), ông Đình Tây liền nhận.
Còn vật chứngNgày nay, tại Đình Thới Sơn vẫn còn ao sen lớn, nơi được cho là ông Đình Tây đã thả nuôi con cá sấu 5 chân. Gần đó còn có ngôi mộ ông Đình Tây và nhà thờ cúng 5 món bảo bối mà Đức Phật Thầy Tây An giao cho ông Đình Tây đi bắt nghiệt súc, xem như đó là vật chứng vậy. Hàng năm, nơi đây thú hút khá đông khách thập phương đến hành hương, chiêm bái.
Về trại ruộng, ông Đình Tây đưa con cá sấu và thuật lại câu chuyện cho thầy nghe. Đức Phật Thầy liền phán: “Đó là con thủy quái, sẽ hại bá tánh. Con hãy mau chóng giết nó đi”. Tuy nhiên, ông Đình Tây không giết cá sấu mà lén mang nó đến 1 bụi rậm gần hồ sen trước cửa đình thả xuống nuôi. Khi cá sấu lớn, sợ nó hại người nên ông Đình Tây dùng xích cột chân nó vào cây đại thụ cạnh đình làng.
Ông Năm Chèo nằm ở đáy sông Vàm Nao
Rồi 1 ngày trời dông, sấm chớp dữ dội, mưa như trút nước, con sấu dứt xích trốn mất. Thấy không ổn, ông Đình Tây liền vào báo sự việc với thầy. Thầy nói: “Đây là cơ duyên của ông với nó, sau này sẽ gặp lại. Thôi, thầy đưa ông 5 món bảo bối và 1 câu khẩu huyết biệt truyền để sau này thu phục sấu thần”. Bảo bối gồm: 2 cây lao, 1 cây mun cổ phụng, 1 lưỡi câu bắc và 1 đường dây băng.
Ít lâu sau, người dân vùng Láng Linh thấy cá sấu 5 chân khổng lồ xuất hiện. Nó trườn lên bờ bắt gà, vịt của dân. Ông Tây mang bảo bối xuống thu phục. Nhưng khi ông đến thì con cá sấu lặn xuống sông mất dạng. Hễ ông đi thì con sấu lại nổi lên, quấy phá dân lành. Nó làm nổi sóng to trên sông khiến ghe tàu ngang qua chìm và ăn thịt người. Thấy con sấu chỉ biết sợ một mình ông Đình Tây nên mỗi lần nó nổi lên mặt nước, dân làng lại la lớn: “Năm Chèo dậy, bớ ông Đình”. Nghe kêu vậy, con cá sấu liền lặn mất.
Sự phá phách của con cá sấu khiến ông Đình Tây rất tức giận, ông bèn xuống mé sông la lớn trong thinh không thông báo với con sấu về sứ mạng của mình mà Đức Phật Thầy đã giao phó. Có lẽ nó nghe biết nên từ ấy biệt tăm. Một ngày, Đức Phật Thầy bảo trong 3 ngày tới sấu phải nổi lên, nếu không thì nó đã biết tội ẩn tu, chờ đúng cơ trời nổi lên giúp đời. Chờ mãi cá sấu vẫn bặt tăm, ông Đình Tây liền mang bảo bối trả lại cho thầy. Đức Phật Thầy bảo ông Đình Tây cứ giữ, sau này có khi sẽ dùng đến. Từ ngày ấy, con cá sấu kỳ quái lặn bặt tăm. “Năm 1914, ông qua đời nhưng vẫn chưa sử dụng bảo bối lần nào. 5 món bảo bối của ông Tây vẫn được cất giữ qua nhiều thế hệ”, bà Quyên cho hay.
Đình Thới Sơn
Dân gian truyền miệng rằng, con nghiệt súc (cá sấu 5 chân) đã ăn năn hối lỗi và đang nằm vắt ngang sông Tiền và sông Hậu, tạo thành sông Vàm Nao. Sông Vàm Nao dài 7km, chảy qua xã Kiến An, Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), xã Tân Trung (huyện Phú Tân), xã Bình Thủy (huyện Châu Phú) của tỉnh An Giang. Sông Vàm Nao còn gọi là dòng Thuận Giang Vàm Nao có độ sâu trung bình hơn 17m, là con sông ngắn nhất Việt Nam, nhưng lại có nhiều loài cá khổng lồ. Hầu như lúc nào cũng thấy dòng chảy của Vàm Nao một chiều, từ sông Tiền đổ sang sông Hậu và rất xiết. Nơi ấy nổi tiếng có sóng to gió lớn.
Sông Vàm Nao còn gắn với 1 sự kiện lịch sử đầy kinh hãi. Đó là vào năm 1819, Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại cho đào kênh Vĩnh Tế dài hơn 100km ở vùng “Châu Đốc tân cương” xưa. Việc đào kênh giữa chốn biên ải, rừng rậm và nhiều thú dữ nên việc ăn uống, thuốc men đều thiếu thốn khiến gần 7.000 người chết. Trong số người chết, phần đông do bệnh tật và kiệt sức. Số khác chết do bỏ trốn về qua sông Vàm Nao bị cá dữ ăn thịt, sóng gió đắm chìm phương tiện đi lại và đuối nước. Trong sách “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu (tỉnh An Giang) có viết: “Người ta đợi giữa đêm khuya, họp thành đàn cho đông, mỗi người ôm 1 cây chuối để làm ống nổi rồi nhảy ào xuống nước một lượt mà lội để cá không ăn kịp. Họ tính cao như vậy nhưng khi sang đến bờ bên kia, mười người chỉ còn sống sót được có năm ba người và có khi bị cụt mất tay chân…”.
Người ta đồn, hiện Ông Năm Chèo đã dài đến mấy chục cây số, đầu nằm giữa ngã ba sông này, chứ cái đuôi ở tận ở miệt dưới. Ông Năm Chèo nằm như thế lâu ngày phù sa bồi đắp thành cồn nổi giữa sông. Lâu lâu bị mỏi, Ông Năm Chèo trở mình, cựa quậy… gây đất lở, nhà sụp. Chuyện về Ông Năm Chèo đến nay vẫn được các cụ cao niên ở miền Tây kể cho con cháu nghe. Họ tin chắc những kẻ gian ác ngày sau sẽ nhận quả báo, chui vô họng Ông Năm Chèo chết mất xác.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp (tỉnh An Giang) cho biết, chuyện về Ông Năm Chèo là có thật. Sách xưa có ghi chép chuyện ông Đình Tây nuôi con cá sấu 5 chân. Tuy nhiên, con cá sấu 5 chân ấy đã đi đâu và về đâu thì sau này không ai biết. “Sau này có người cho là nó đã trầm mình xuống sông Vàm Nao, nhưng từ ấy đến nay chưa ai thấy nó nổi lên lần nào. Có lẽ nó đã quá lớn và bị đất cát bồi lắp thành cồn nên không còn nổi được lên mặt nước nữa chăng?”, ông Hiệp nói. Ông Hiệp còn chia sẻ: “Người ta nói rằng, đầu Ông Năm Chèo ở sông Vàm Nao chứ cái đuôi ở tận miệt Cà Mau. Bao nhiêu súng ống, tàu chiến đến đều bị ổng nuốt trọng hết. Hễ ai làm ác thì bị ổng ăn thịt. Còn ai làm hiền thì được ổng nổi lên cho đi trên lưng để sang bờ bên kia sông Vàm Nao, còn gọi là bờ giác ngạn, thành Tiên, Phật”.
(Hết)
VĨNH SƠN (Tuổi trẻ Thủ đô)
No comments